Tủ điện là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ công trình công nghiệp hay dân dụng nào, từ nhà máy điện đến các trạm biến áp, hệ thống truyền tải phân phối đến các hộ tiêu thụ điện. Nó được dùng làm nơi để lắp đặt và bảo vệ cho các thiết bị đóng cắt điện và thiết bị điều khiển, và là nơi đấu nối, phân phối điện cho công trình, đảm bảo cách ly những thiết bị mang điện với người sử dụng điện trong quá trình vận hành.
TỦ ĐIỆN LÀ GÌ VÀ CÁCH PHÂN BIỆT CÁC LOẠI TỦ ĐIỆN
Khái niệm: Tủ điện là nơi dùng để chứa/đựng các thiết bị/bảng thiết bị điện, là sản phẩm được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày, nó không chỉ có mặt ở hầu hết các công trình, nhà máy, bệnh viện, tòa nhà hay cả những khu chung cư mà nó có phục vụ yêu cầu của những hộ gia đình kinh doanh từ nhỏ tới lớn, thường có hình chữ nhật hoặc vuông, tùy theo vị trí và mục đích sử dụng.
Ngoài ra còn có nút dừng khẩn được sử dụng trong trường hợp hệ thống xảy ra sự cố, đóng căt toàn bộ mạch điện.
Các thiết bị bảo vệ khác như relay nhiệt, relay bảo vệ pha.
Tủ điện là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ công trình công nghiệp hay dân dụng nào, từ nhà máy điện đến các trạm biến áp, hệ thống truyền tải phân phối đến các hộ tiêu thụ điện. Nó được dùng làm nơi để lắp đặt và bảo vệ cho các thiết bị đóng cắt điện và thiết bị điều khiển, và là nơi đấu nối, phân phối điện cho công trình, đảm bảo cách ly những thiết bị mang điện với người sử dụng điện trong quá trình vận hành.
Tủ điện có thể được làm từ tấm kim loại hoặc composit với kích thước và độ dày khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng. Trong các ứng dụng thông thường, tủ điện thường được sơn tĩnh điện trơn hoặc nhăn với các màu sắc khác nhu tùy theo lĩnh vực sử dụng hoặc yêu cầu của thiết kế.
Bảng phân loại các loại tủ điện phổ biến nhất hiện nay:
STT | TÊN TỦ ĐIỆN |
1 | Tủ điện tổng (MSB) |
2 | Tủ điện phân phối chính (MDB) |
3 | Tủ hòa đồng bộ |
4 | Tủ điện chuyển mạch (ATS) |
5 | Tủ điều khiển trung tâm |
6 | Tủ điều khiển chiếu sáng |
7 | Tủ điện phân phối (BD) |
8 | Tủ phòng cháy chữa cháy |
9 | Tủ tụ bù |
1. Tủ điện tổng (MSB)
Tủ điện phân phối chính được chế tạo theo tiêu chuẩn IEC 61439 – 1,2. Vỏ tủ điện được chế tạo từ thép mạ kẽm và được sơn tĩnh điện. Các phần khác như nắp tủ điện, mặt hông và mặt sau của tủ điện có thể tháo lắp dễ dàng tạo thuận lợi cho người sử dụng trong công việc lắp đặt và bảo trì.
Bố trí các thiết bị bên trong tủ điện có thể phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng từ dạng tủ điện. Tủ điện được thiết kế sử dụng trong nhà để phân phối điện cho các phụ tải công suất lớn với ưu điểm là thiết kế theo kiểu modul được đặt cạnh nhau tạo thành một hệ thống phân phối điện bảo gồm ngăn lộ vào, ngăn phân đoạn và ngăn phân phối.
2. Tủ điện phân phối chính (MDB).
Tủ điện chính MDB là tủ điện tổng phân phối chính cho hệ thống điện hạ thế. Tủ điện chính MDB thường gồm các thành phần chính: thiết bị bảo vệ chính như ACB, MCCB; các thiết bị bảo vệ ngỏ ra tải như ACB, MCCB, MCB, ... ngoài ra tủ điện có thể module tụ bù, các thiết bị bảo vệ như relay quá dòng, relay chạm đất, relay bảo vệ quá áp, thấp áp, relay bảo vệ pha, ...
Kích thước tiêu biểu của các module (tuỳ thuộc công suất tủ): W800D2100D800 (mm).
3. Tủ hòa đồng bộ
Tủ hoà đồng bộ có chức năng chính là 2 hay nhiều máy phát điện được sử dụng trong trường hợp nguồn lưới bị sự cố, các máy phát điện dự phòng sẽ tự động khởi động và hoà đồng bộ và chia tải với nhau. Ngoài ra tủ hòa đồng bộ còn có chức năng giám sát phụ tải và quyết định số lượng máy phát chạy theo nhu cầu của phụ tải.
Tủ hoà đồng bộ thường được thiết kế bao gồm nhiều ngăn tủ trong đó có 1 ngăn tủ điều khiển chính và các ngăn tủ điều khiển độc lập cho từng máy phát. Tủ có cả 2 chế độ vận hành: tự động và bằng tay. Tủ hòa đồng bộ được tích hợp cả chức năng giám sát và cảnh báo hiển thị bằng các dòng cảnh báo trên LCD, Đèn chỉ thị hay loa báo. Tủ có thể điều khiển và giám sát từ xa. Có lưu lại các cảnh báo giúp người vận hành dễ dàng xác định nguyên nhân sự cố.
Ứng dụng: Sử dụng ở các khu công nghiệp như nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện, cảng, sân bay… nơi có các phụ tải đòi hỏi phải cấp điện liên tục, hay những vùng hay có sự cố mất điện lưới đột ngột.
Thông số kỹ thuật
THÔNG SỐ | GIÁ TRỊ |
Điện áp định mức đầu vào | 380/400 VAC, 3 pha |
Điện áp định mức đầu ra | 1 pha 220VAC, 3 pha 380VAC |
Dòng định mức | 25 ÷ 6300A (Theo nhu cầu thực tế thiết bị) |
Dòng cắt | 25 ÷ 100kA |
Tần số | 50/60Hz |
Mật độ dòng điện | 1.5A ÷ 3A/mm2 |
Cấp bảo vệ | IP54 (tủ điện ngoài trời ) / IP42 (tủ điện trong nhà) |
Tiêu chuẩn lắp ráp | IEC 60439-1 |
Bù góc phi | Không |
Giám sát trạng thái từ xa qua GPRS | Có |
Cài đặt nhiệt độ và hiển thị nhiệt độ làm việc bên trong tủ điện | Không |
Tự động điều chỉnh độ ẩm không khí trong tủ điện | Không |
Tự động tắt mở đèn khi đóng và mở cửa tủ điện | Có |
Bộ cắt lọc sét | Có |
Bảo vệ mất pha | Có |
Đồng hồ Volt | Có |
Đồng hồ Ampe | Có |
Kích thước tủ (H x W x D) | Theo thiết kế |
Số lớp cánh | 2 |
Bề mặt | Sơn tĩnh điện |
Vật liệu | Thép cán nguội, thép cán nóng, tráng kẽm, Inox, dầy 1.2-2mm |
Lắp đặt | Đặt sàn/treo tường |
4. Tủ điện điều khiển trung tâm:
Tủ điện điều khiển trung tâm có thể được cung cấp cả hai loại:
+ Loại cố định
+ Loại không cố định (có thể kéo đi kéo lại)
+ Vận hành tại chỗ hoặc từ xa để đóng ngắt, đảo chiều quay cho các động cơ.
+ Vận hành tại chỗ hoặc từ xa để thay đổi tốc độ quay của động cơ.
5. Tủ điện chuyển mạch (ATS):
Tủ điện được sử dụng ở những nơi có phụ tải đồi hỏi phải cấp điện liên tục, để cấp điện cho tải khi có sự cố phía nguồn lưới thường dùng là nguồn dự phòng là máy phát điện. Trong trường hợp tủ điện ATS có nhiệm vụ tự động chuyển đổi nguồn cung cấp từ lưới sang nguồn dự phòng để cấp điện trở cho nguồn tải hoạt động.
Điện áp định mức: 380V/415V
– Dòng điện định mức: 1600A/2000A/2500A/3200A/6300A
Thời gian chuyển mạch: 5~10
6. Tủ điện phân phối (tủ DB):
Tủ điện được thiết kế sử dụng trong các phân xưởng, nhà máy hay phân phối điện cho một tầng trong tòa nhà. Vì vậy tủ điện phân phối được thiết kế gọn nhẹ, tính thẩm mỹ cao, an toàn và thuận tiện vận hành.
Tủ điện DB được thiết kế chuẩn tạo điều kiện thuận lơi cho việc lựa chọn để sử dụng vào công trình. Tủ này là có phân chia theo màu xanh, đỏ, vàng điều này sẽ giúp cho việc lắp đặt dễ dàng, thuận tiện cũng như công tác bảo trì sửa chữa sau này.
7. Tủ điện phòng cháy chữa cháy:
Phòng cháy chữa cháy là một vấn đề vô cùng quan trọng trong bất kỳ lĩnh vực, địa điểm nào: kinh doanh, trường học, bệnh viện hay thậm chí là hộ gia đình. Nguy cơ từ các yếu tố cháy nổ có thể xảy đến bất kỳ lúc nào nếu không có sự chuẩn bị ngăn chặn cẩn thận. Tủ điện phòng cháy chữa cháy ra đời đã khiến cho hệ thống bảo vệ phòng cháy chữa cháy ngày một an toàn.
Nguyên lý hoạt động của tủ điện phòng cháy chữa cháy:
Tủ điện phòng cháy chữa cháy được đặt ở chế độ tự động, hoạt động theo một quy trình cụ thể. Đầu tiên, tủ điện sẽ tự động vận hành bơm bù áp nếu nhưhệ thốngphòng cháy chữa cháy bị rò rỉ nước. Thứ hai, khi báo cháy, mở vòi cứu hỏa tủ điện phòng cháy chữa cháy sẽ tự động vận hành bơm điện. Thứ ba, tủ điện tự động vận hành bơm xăng, nhiên liệu cần thiết mỗi khi báo cháy, mở vòi cứu hỏa,mất điện. Cuối cùng, tủ điện pccc có cơ chế tự động sạc và thông báo tình trạng ắc quy hiện tại cho người sử dụng.
8. Tủ điện điều khiển chiếu sáng:
Tủ điện điều khiển chiếu sáng dùng cho các hệ thống đèn chiếu sáng trong các khu vực công cộng như: đường phố, khu đô thị, vườn hoa, công viên, cầu… hay trong trung tâm thương mại
9. Tủ tụ bù:
Tủ dùng để bù công suất cho các phụ tải trong phân xưởng các dây chuyền sản xuất, các phụ tại thương mại lớn, công suất bù đến 600kVAR. Phương thức điều chỉnh dung lượng bù và bảo vệ tụ đáp ứng các yêu cấu của khách hàng.
BHT chuyên cung cấp, lắp đặt các loại tủ điện. Với đội ngũ kỹ sư điện nhiều năm kinh nghiệm đã lắp đặt hàng ngàn tủ điện các loại. Mang đến cho khách hàng các giải pháp tối ưu tại cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện, trường học, cảng, sân bay, sân vận động,...
Đến với BHT khách hàng sẽ nhận được: